Layer 2 là gì? Các dự án Layer 2 tiềm năng trên Ethereum

Đăng ngày 23/09/2022

Layer 2 là gì? Các dự án layer 2 có công dụng như thế nào? Nói đến layer 2 chắc hẳn nhiều anh em vẫn chưa hiểu về nó. Nó là cái gì mà người ta lại coi nó là chìa khóa cho sự phát triển. Làm thế nào chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội ở đây. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem Layer 2 là gì? Các dự án layer 2 có công dụng như thế nào nhé. 

Anh em chớ có áp lực hay cố hiểu sâu. Bởi chúng ta là những người đi đầu tư. Chỉ cần nắm được nguyên lý của nó. Chúng ta không cần hiểu mấy cái thuật ngữ công nghệ làm gì đâu.

Layer 2 là gì? các giải pháp layer 2
Layer 2 là gì? các giải pháp layer 2

Ở bài viết này tôi sẽ cho anh em biết layer 2 là gì? Và cùng anh em đi tìm giải pháp cho sự phát triển ví tiền của chúng ta.

Layer 2 là gì?

Layer 2 còn được gọi tắt là L2, nó là các đồng phụ trợ cho Layer 1. Khi Layer 1 xuất hiện các vấn đề thì Layer 2 nó sinh ra để giải quyết các vấn đề đó giúp ethereum. Nói cách khác. Layer 2 nó là tên gọi chung cho các giải pháp giải quyết vấn đề về tính mở rộng của Ethereum.

Đặc Điểm Của Layer 2

Layer 2 là được xây dựng trên Layer 1 và được kế thừa tính bảo mật từ Ethereum. Trong khi Layer 1 có tốc độ xử lý chậm thì chúng có tốc độ xác nhận giao dịch nhanh hơn và khả năng xử lý nhiều giao dịch hơn. Chi phí rẻ hơn Layer 1 

Nói đến đặc điểm giúp Layer 2 trở lên khác biệt lớn  với các giải pháp mở rộng Ethereum khác đó chính là kế thừa tính bảo mật từ Layer 1 Ethereum 

Layer 2 có quan trọng không?

Trên thực tế có rất nhiều giải pháp khác giúp giải quyết vấn đề về tính mở rộng của Ethereum. Điển hình các layer 1 khác (Solana, Binance Smart Chain..). Hay các sidechain nhưng Layer 2 vẫn luôn là một giải pháp hữu hiệu nhất.

Một điều không thể chối cãi được là Ethereum vẫn là blockchain có nhiều tính đột phá nhất. Hầu hết các dự án với model mới và hiệu quả hơn đều xuất hiện trên Ethereum. Điển hình gần đây nhất là Olympus DAO, Uni Swap v3.

TVL ETH
TVL khổng lồ của hệ sinh thái Ethereum

Trước đó là các mảnh ghép khác của DeFI như Aggregator, lãi suất cố định (Fixed rate). Tất cả những dự án đó đều trở thành quy chuẩn để dự án ở các chain khác copy và điều này chứng tỏ rằng, số lượng và chất lượng nhà phát triển (Developers) trên Ethereum vẫn vượt xa các chain khác. TVL của Ethereum vẫn đang vượt xa các chain khác

Layer 2 thừa hưởng đặc tính của Ethereum

Đứng sau Bitcoin, thì chain có độ bảo mật cao và decentralized nhất chính là Ethereum. Anh em chỉ cần hiểu đơn giản là mỗi một blockchain sẽ có một số lượng validators để thực hiện cơ chế đồng thuận và đưa giao dịch lên chuỗi. Tuy có một vài chain như Solana có cơ chế xác minh giao dịch khác nhưng nhìn chung càng nhiều validators thì tính độ bảo mật càng cao, mà Ethereum là blockchain có số lượng validators cao nhất.

 

Ví dụ: Khi anh em gửi tiền ở một chain nào đó vì số lượng validators thấp, giả sử phần đông validators đồng thuận là không cho anh em rút tiền thì anh em không thể rút tiền. Nhưng ở Ethereum lại khác,tỷ lệ giao dịch không được thông qua là hầu như không có vì có số lượng Validators lớn (Tất nhiên giao dịch đó phải hợp lệ anh em nhé)

Đóng góp của layer 2 cho ETH

Mục đích cao nhất của blockchain là tính Decentralized, nơi quyền lực thuộc về tay người dùng và không phải phụ thuộc vào bên thứ ba. Đó là lý do các giải pháp layer 2 được chú trọng vì chúng được thừa hưởng tính bảo mật của Layer 1 Ethereum. Do đó Ethereum chưa bao giờ hết hấp dẫn với rất nhiều người kể cả có nhiều blockchain khác đang rất thành công vì họ hướng tới một lý tưởng xa hơn đó là một thế giới phi tập trung.  

 

Nhờ có Layer 2 Ethereum vẫn là một chain nắm giữ vị thế đi đầu của mình. Layer 2 đã mang đến các giải pháp giúp giải quyết các vấn đề của Ethereum và nó nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư từ đó mang đến tiềm năng tăng trưởng lớn.  

Các giải pháp Layer 2

Mục đích của tất cả các Layer 2 đều là để giải quyết những hạn chế trên mạng lưới Ethereum, nhưng Layer 2 lại là một lĩnh vực rất rộng với nhiều giải pháp khác nhau. Các giải pháp được cho là tốt nhất hiện tại bao gồm: State Channel, Plasma và giải pháp hot được bàn luận trong thời gian qua Rollups, trong Rollups lại tiếp tục được chia thành hai loại Optimistic RollUps và Zk RollUps. 

 

Anh em hãy tưởng tượng  nó là cái gốc cây, thì layer 1 chính là thân còn các Layer 2 là các cành chính, rồi có các cành phụ, từ đó giúp Ethereum nó mở rộng ra nhiều hơn, giải quyết các điểm yếu của gốc. 

 

State Channels

Cũng là một giải pháp mở rộng trên mạng lưới Ethereum, State Channels cũng tương tự như Lightning Network trên nền tảng Bitcoin. Nó cho phép những người tham gia thực hiện giao dịch với nhau nhiều lần an toàn và bảo mật (trừ lúc mở – đóng giao dịch) mà không cần đưa dữ liệu vào trong chuỗi và chỉ gửi 2 giao dịch đến chuỗi khối gốc (Layer 1) 

State Channels trên ETH

Channels vẫn có những hạn chế sau mặc dù nó có khả năng tăng tốc độ xử lý giao dịch lên nhiều lần. Song, nó vẫn có những hạn chế như:

  • Người tham gia vào channel phải được biết trước 
  • Số tiền giao dịch phải bị khoá vào 1 ví multisig.

Do đó, điều này khiến cho Channels khó áp dụng cho những smart contract có tính chất chung chung.

 

Plasma

Plasma là một giải pháp mở rộng được đề xuất bởi Vitalik Buterin và Joseph Poon. Plasma có cấu trúc cho phép các giao dịch nhanh và phí gas thấp bằng cách tạo ra vô số các chuỗi khối con (child chain) có khả năng hoạt động độc lập, giao tiếp, tương tác với chuỗi khối gốc Ethereum nhờ kết hợp các  hợp đồng thông minh và Merkle-Tree

Plasma giúp cho việc thực hiện giao dịch nhanh và rẻ hơn nhờ giảm tải việc sang các chuỗi con. Nhưng, nhược điểm lớn nhất của nó là thời gian rút tiền từ Layer 2 về chuỗi gốc khá lâu.

Những dự án Plasma Framework có thể kể đến như Matic Network, Loom Network, OMG Network.

 

Rollups

Rollups cũng là một giải pháp mở rộng nhưng nó lại không chạy trên lớp cơ sở của mạng Ethereum, và một điều đặc biệt nữa là nó lại có cấu trúc gần giống như Plasma. 

Ưu điểm của nó là cung cấp các giao dịch gần như tức thì, tốc độ giao dịch nhanh khoảng 100 giao dịch mỗi giây, có khả năng tăng lên 500 tps. Và smart contract trên Rollups không yêu cầu gas, ngoại trừ phí tổng hợp. 

Các dự án Rollups có thể kể đến như:

ZK Rollups trên Ehereum
ZK Rollups trên Ehereum

 

zkTube

Dự án được xây dựng và phát triển dựa trên giao thức thuật toán PLONK. Sử dụng công nghệ ZK-Rollup. Bằng cách chuyển đổi các lô giao dịch thành một giao dịch duy nhất nó có thể cải thiện khả năng mở rộng.

Đặc điểm:

ZK-Rollups giảm lượng dữ liệu cần thiết để xác thực khối, cho phép hoàn thành nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.

Việc chuyển tiền từ Layer 2 sang Layer 1 bằng ZK-Rollups không bao giờ xảy ra chậm trễ. Điều này là tính hợp pháp đã được xác minh của ZK-rollup.

ZK-rollups không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công, hay hack do dữ liệu vẫn được giữ ở Layer 1 nên mạng vẫn giữ được trạng thái phi tập trung và an toàn.

 

Optimistic Rollups

Nền tảng được thiết kế để cho phép các nhà phát triển dễ dàng chạy các hợp đồng EVM không sửa đổi và các giao dịch Ethereum trên Layer 2, trong khi vẫn được hưởng lợi từ bảo mật Layer 1 của Ethereum.

Đặc điểm của giải pháp này là

Cung cấp cho các nhà phát triển chức năng tương tự như Ethereum Layer 1 do nó tuân thủ EVM và Solidity

Việc lưu trữ tất cả dữ liệu giao dịch sẽ được Layer 1 thực hiện. Điều này giúp nó trở thành một giải pháp an toàn và phi tập trung.

Vấn đề được layer 2 giải quyết là gì?

Ethereum được coi là là một dòng tiền mạnh thứ 2 sau bitcoin cho nên nó cũng sẽ phải đối mặt với quy mô lớn về những hạn chế vốn có. Trong khi nền tảng phi tập trung (DeFi) trên mạng lưới Ethereum ngày càng phát triển mạnh thì Ethereum chỉ xử lý khoảng 12 đến 20 giao dịch mỗi giây cho nên các layer 2 sinh gia giúp ETH xử lý nhanh hơn nữa các giao dịch

Muốn một giao dịch xảy ra, phải có sự đồng thuận toàn cầu trên mạng phi tập trung. 

VẤN ĐỀ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BỞI LAYER 2 LÀ GÌ?

Layer 2 giúp giảm hàng loạt việc xử lý dữ liệu trên blockchain chính bằng cách chạy tính toán ngoài chuỗi. Sau đó chuỗi chính chỉ cần ra quyết định cho dữ liệu đã được layer 2 xử lý trước đó. Từ đó ta có thể thấy được lợi ích chính của layer 2 chính là giảm dung lượng dữ liệu cho các blockchain chính. Việc này giúp tài nguyên được giải phóng trên lớp cơ sở để xử lý làm những việc khác trong khi vẫn nhận được các lợi ích về bảo mật và phân quyền.

Hạn chế của các đồng coin Layer 2 là gì?

Mình cũng đã chia sẻ cho anh em về layer 2 là gì ở phía trên, cũng như đưa ra những cái ví dụ đơn giản nhất giúp anh em hình dung ra được Layer 2 một cách rõ ràng hơn. Và chắc rằng có nhiều anh em đã nhận ra tầm quan trọng cũng như các ưu điểm của các đồng coin Layer 2 này. 

Tuy nhiên cái gì cũng có tính 2 mặt của nó, những đồng coin Layer 2 cũng có nhiều hạn chế, mình nói ra đây để các anh em nắm được sâu hơn về layer 2 nhé:

Khả năng tương tác giữa các side chains

Đại đa số khi  layer 2 mở rộng quy mô sẽ phải đối mặt với vấn đề về khả năng tương tác giữa các side chains khác nhau bị ngăn cản. Dĩ nhiên không phải tất cả nhé

Chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch cao hơn nhiều nền tảng khác, nhất là phí để đưa tài sản từ layer 1 đến layer 2 ( Ở đây mình không so với Layer 1 nhé, bởi như trên đã nói, nó rẻ hơn layer 1)

Chưa có đột phá lớn

Các đồng coin Layer 2 còn quá mới, chỉ mới xuất hiện năm vừa qua nên chúng còn nhiều hạn chế và chưa thực sự có nhiều đột phá

Mặc dù layer 2 có nhiều ưu điểm, sinh ra là để giải quyết vấn đề cho layer 1 nhưng không có nghĩa là các Div có thể phát triển dễ dàng các sản phẩm trên layer 2 như ở trên layer 1

Tuy nhiên, anh em có thể yên tâm, ” Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” Chúng ta cứ phải hiểu thì mới chiến được. Các hạn chế của layer 2 cũng đang dần được khắc phục và có những dấu hiệu tích cực, tôi sẽ chia sẻ cho anh em ở các bài viết tiếp theo

Kết luận Layer 2 là gì?

Qua những điều chia sẻ trên anh em đã phần nào hiểu rõ về layer 2 là gì, về các thuật ngữ layer 2 crypto, layer 2 blockchain, giải pháp layer 2. Anh em cũng nắm được những điều anh em cần biết về layer 2 trên mạng chính Ethereum cũng như các giải pháp mà layer 2 đem lại được đánh giá như thế nào?

 

Cuối cùng, mình tóm lược cho anh em một số gạch đầu dòng sau:

  • Coin Layer 2 là các đồng coin được thừa hưởng tính bảo mật từ Ethereum và được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề về tính mở rộng của Ethereum
  • Có rất nhiều loại giải pháp Layer 2 khác nhau, nhưng nổi bật nhất là các giải pháp: Rollups,State channels, Plasma, …
  • Coin Layer 2 còn khá mới nên vẫn còn có những hạn chế, nó cần thời gian để phát triển cho dù chúng hữu ích
  • Trong tương lai các dự án Layer-2 sẽ càng được chú ý và có tiềm năng bởi Ethereum hiện là blockchain có nhu cầu mở rộng quy mô cao nhất hiện nay
  • Trên thực tế đã có nhiều dự án Layer 2 nổi bật và thu hút được số lượng người dùng nhất định. Ví dụ: OMG Network, Polygon, Loopring, Boba Network, Gnosis…

Các dự án layer 2

Các dự án layer 2 trên ethereum ngày càng phát triển nở rộ cả về số lượng và chất lượng. Chứng tỏ sức hút không thể chối cãi của hệ sinh thái Ethereum

các dự án layer 2
Các dự án layer 2

Các dự án layer 2 đáng chú ý anh em có thể tham khảo

Tham gia cộng đồng CoinF0 trên Telegram để cập nhật tin tức thị trường Crypto nhanh nhất và tiếp cận thông tin những dự án tiềm năng
Tham Gia CoinF0 Ngay