Bollinger Bands (BB) là chỉ báo đo lường biến động của giá, điểm yếu nhiều vô kể nhưng nó lại khá tốt trong khoảng thị trường sideway. Thị trường 60% là thời gian sideway, nên các huynh hãy lựa chọn cho mình 1 phương pháp giao dịch phù hợp, đặc biệt nên kỷ luật với phương pháp giao dịch của mình.
Vậy tại sao BB có nhiều điểm hạn chế mà các trader vẫn ưa chuộng, chúng ta cùng đi tìm hiểu nào!
- Đường Bollinger Bands là gì?
- Cấu tạo của Bollinger Bands
- Cách sử dụng Bollinger Bands
Bollinger Bands là gì?
Bollinger Band là chỉ báo để đo lường sự biến động giá. Bollinger Band tạo ra một dải bao quanh vùng giá, động rộng của dải phần lớn phụ thuộc vào sự biến động giá ở thời điểm hiện tại.
Công cụ này sẽ giúp các trader dễ dàng nắm bắt được mức độ biến động, Bollinger Bands sẽ cho bạn thông tin quý giá về hướng đi của thị trường.
Cấu tạo của Bollinger Bands
BB được hình thành từ việc kết hợp giữa đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn.
BB gồm có 3 phần chính:
- Đường trung bình động MA (Moving Average) : Đường này nằm giữa dải Bollinger Bands
- Dải trên (Upper Band): Thường được tính bằng cách lấy đường trung bình MA cộng 2 lần độ lệch chuẩn. Dải này nằm trên đường trung bình MA.
- Dải dưới (Lower Band): Thường được tính bằng cách lấy đường trung bình MA trừ 2 lần độ lệch chuẩn. Dải này nằm dưới đường trung bình MA.
Giá thường xuyên dao động trong BB, các cây nến chủ yếu nằm trong đường Upper Band và Lower Band.
Giá đóng cửa của nến thường nằm trong BB, nếu nến đóng cửa bên ngoài BB thì chú ý có xu hướng đảo chiều về trong Bollinger Band
Cách sử dụng Bollinger Bands
Cách cài đặt công cụ Bollinger Bands trên Tradingview. (Các sàn có hỗ trợ như Binance…)
- Bước 1 chúng ta click vào biểu tượng FX trên thanh công cụ nằm ngang.
- Bước 2 gõ tên công cụ Bollinger Bands vào thanh tìm kiếm.
- Bước 3 click vào thanh màu đỏ như trên hình.
Cách giao dịch cho người mới
Giao dịch Scalping theo kênh giá Bollinger Band
Nhìn trong biểu đồ thì chúng ta có thể thấy dải trên (Upper Band) là vùng kháng cự, dải dưới (Lower Band) là bùng hỗ trợ của giá để giao dịch. Những ai chơi theo cách này thì giá về chạm vào dải dưới thì sẽ mua, và ngược lại. Tuy nhiên phương pháp này có những hạn chế như khả năng sinh lời không cao, tín hiệu không chính xác khi thị trường có biến động mạnh. Và chỉ thích hợp khi thị trường ổn định.
Giao dịch điểm bearkout phá vỡ kênh giá
Khi chúng ta thấy Bollinger Band thu hẹp lại thì có thể xác nhận được sắp có cú biến động giá mạnh.
Lúc đó chúng ta sẽ kết hợp công cụ chỉ báo RSI, MACD để xác định giá đi lên hay đi xuống trong thời gian tới.
Lưu ý ở Bollinger Band, giá càng đi xa dải trên hoặc dải dưới thì sẽ có xu hướng quay về trong dải Bollinger Bands. Chúng ta nhìn nến và volume để biết xác nhận đảo chiều.
VD: Nếu giá đi quá xa dải trên hoặc dải dưới thì sẽ quay đầu lại. Chúng ta nhìn nến và volume nên xem lực mua hoặc lực bán giảm để chúng ta xác định điểm quay lại dải BB để vào lệnh.
Tham khảo thêm bài: Kháng cự Hỗ trợ là gì? Phương pháp giao dịch hiệu quả
Tổng kết
Quá Cụt chỉ có lời khuyên cho các huynh là sử dụng chỉ báo Bollinger Band khi thị trường sideway. Thị trường mà biến động mạnh thì sẽ không chính xác.
Nên kết hợp thêm chỉ báo RSI để vào lệnh.
Vẫn là lời khuyên đừng thần thánh hóa 1 công cụ chỉ báo nào. Quản lý vốn, lý thuyết Dow là nền tảng.

Xu hướng là bạn
Làm trader đừng bao giờ đi ngược thị trường
- [Hỏi Đáp] Tìm hiểu Arbitrum là gì? Sự phát triển của Arbitrum
- SBF, FTX chi hàng triệu USD cho các tài sản ở Bahamas, ảo thật đấy!
- Ethereum tạo ”shadow fork” kiểm soát điều kiện rút Ether
- Người khai thác Mango Markets bị bắt sau thao túng vụ khai thác 110 triệu đô la thành công
- Chỉ số S&P 500 là gì? Ưu và nhược điểm của chỉ số S&P 500